Contents
1.Cà khịa là gì? Định nghĩa về cà khịa
Cà khịa là một khẩu ngữ được mượn từ tiếng của người Khmer. Từ này ý chỉ về sự đánh nhau, cãi nhau hay xen vào chuyện của những người khác. Cà khịa mang ý nghĩa không tích cực bởi vì nó thể hiện những hành động gây hấn hay tạo ra sự hiểu lầm không đáng có. Có thể phân chia thành 3 nghĩa chính như sau
1.1. Cố ý gây sự với mục đích cãi vã, đánh nhau.
- Chỉ vì nó cà khịa mà nên chuyện.
- Tính nó hay cà khịa.
1.2 Xen vào chuyện riêng người khác.
- Đừng có cà khịa vào chuyện riêng của nhà người ta.
1.3 Chọc ghẹo, trêu chọc, đùa cợt, mỉa mai một cách nhẹ nhàng, tế nhị, mang tính hài hước.
2. Từ Cà khịa được sử dụng phổ biến khi nào?
Cà khịa nổi lên vào năm 2019 nhờ vào loạt clip của nhóm hài có tên là Welax. Từ này được tận dụng nhiều trong loạt clip hài, nổi bật là clip “Cách hoàn hảo nhất để cà khịa người yêu cũ”, đạt 5.5 triệu lượt xem trên Facebook.
Sau này, một số nghệ sĩ hài như Hoài Linh, Huỳnh Lập và nhóm hài Vlog 1977 cũng sử dụng lại từ khóa này. Trend của cà khịa phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 8 năm 2019.
Trang “Best cà khịa” thành lập từ tháng 9 năm 2019, đến nay có hơn 531.000 người theo dõi. Đây là minh chứng cho tầm ảnh hưởng của cà khịa.
Mặc dù cà khịa được dùng khá phổ biến vì nó là một từ ngữ cổ xưa. Tuy nhiên, từ khóa này chỉ thật sự trở thành trào lưu khi cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình” được xuất bản.
3. Có nên sử dụng câu nói cà khịa?
Cà khịa không phải lúc nào cũng khiến bầu không khí trở nên vui vẻ. Bạn nhiên bạn cần hết sức cẩn thận khi trêu đùa. Vì vậy trước khi cà khịa cần biết một số tác hại của việc cà khịa:
– Cà khịa có thể sẽ khiến cho người nghe không hiểu được vấn đề
– Cà khịa sẽ làm cho đối phương bị tổn thương
– Lời cà khịa có thể sẽ làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp vốn có
Bạn không thể rút lại những gì mình đã nói, vì vậy bạn phải cẩn thận hơn với từng lời mình nói.
Câu nói “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” đã được truyền từ đời này qua đời khác. Bởi vì lời nói đôi khi có thể gây hại rất nhiều. Trong một số trường hợp, cà khịa có thể khiến đối phương bị sang chấn tâm lý, thậm chí làm những điều dại dột, dẫn đến những sự việc đáng tiếc.
Trường hợp đối phương ngây thơ không hiểu ý châm chọc của người nói thì thật tệ. Bằng cách này, người nói không thể đạt được mục đích giao tiếp của mình.
Những trò đùa có thể giết chết một mối quan hệ. Rồi hối hận: “Cuối cùng thì chính ký ức giết chết chúng ta”. Bởi vì chỉ có những mối quan hệ được xây dựng một cách chân thành thì mới có thể duy trì và phát triển bền vững được. Vì vậy thay vì cà khịa, nói bóng nói gió khiến đối phương phải suy nghĩ nhiều và tổn thương ta nên chia sẻ và nói chuyện thẳng thắn với nhau.